CIF là một trong những điều kiện giao hàng hết sức phổ biến hiện nay. Nó đáp ứng được hầu hết nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại bài viết này, cùng 5STARTRANS tìm hiểu về điều kiện CIF trong hợp đồng thương mại hàng hoá nhé!
I. CIF Là Gì? Điều Kiện CIF Trong Incoterm
1. Khái niệm CIF là gì?
- CIF là một cụm từ Tiếng Anh gồm: Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí). Theo đó người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng, nhưng lại chịu chi phí vận chuyển đến cảng đích.
- Cách gọi tên thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Haiphong.
- Giá CIF sẽ bao gồm tiền hàng, tiền cước vận tải và bảo hiểm hàng hóa.
2. Điều Kiện CIF Trong Incoterm
Khi sử dụng điều kiện khoản CIF trong mua bán hàng hóa, người bán phải có trách nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng, xếp hàng lên tàu. Đồng thời người bán sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển- book tàu biển. Họ sẽ chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh khác. Người mua sẽ nhận hàng tại cảng, làm thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh khác nếu có cho đến khi hàng về đến kho người mua.
II. Trách Nhiệm Của Hai Bên Trong Điều Kiện CIF
1. Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng CIF
- Cung cấp hàng hóa và các chứng từ kèm theo (hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, C/O…)
- Làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho lô hàng và đóng thuế xuất khẩu (nếu có)
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở điều kiện bảo hiểm tối thiểu. Thuê bên thứ 3 để vận chuyển hàng hóa.
- Mang hàng hóa ra cảng và xếp hàng lên tàu tại cảng đi.
- Rủi ro bên bán chuyển sang bên mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.
- Cước phí: Người bán chịu tất cả chi phí mang hàng đến cảng, bốc hàng, cước phí vận chuyển bằng đường biển, khai hải quan, thuế xuất vad các chi phí phát sinh khách tại nước xuất khẩu.
- Người bán có trách nhiệm thông báo về tình trạng hàng hóa sau khi hàng được giao đi.
- Người bán phải gửi toàn bộ chứng từ gốc cho người mua khi hàng hóa đã lên tàu
2. Trách nhiệm của người mua trong điều kiện mua hàng CIF
- Thanh toán tiền hàng như trong hợp đồng mua bán.
- Làm thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng và đóng thuế nhập khẩu (nếu có).
- Không phải mua bảo hiểm hàng hóa.
- Nhận hàng tại cảng đến.
- Chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa sau khi hàng an toàn xếp lên tàu.
- Người mua chịu chi phí Local charges tại cảng dỡ, thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nộp thuế (nếu có) vận chuyển hàng về kho riêng và các chi phí phát sinh khác.
- Người bán thông báo tên cảng dỡ quy định, tình trạng của hàng hóa khi đến cảng.
- Người mua phải nhận được đầy đủ bộ chứng từ yêu cầu.
III. Các Rủi Ro Trong Điều Khoản CIF
Với điều khoản CIF, điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao chi phí là khác nhau.
- Điểm chuyển giao rủi ro: Cảng xếp hàng- Tại đây, người bán phải mang hàng đến cảng, xếp hàng lên tàu. Hàng an toàn trên tàu là người bán cũng hết trách nhiệm. Mọi rủi ro xảy ra sau đó với hàng hóa thuộc về trách nhiệm của người mua.
- Điểm chuyển giao chi phí: Cảng dỡ hàng- Hàng hóa được giao an toàn đến cảng dỡ hàng, khi đó trách nhiệm chi phí của người bán mới hết, các chi phí còn lại thuộc về trách nhiệm của người mua.
Nói cách khác, với điều kiện CIF, người bán chịu chi phí đến cảng đích, nhưng chỉ chịu rủi ro đến cảng xếp mà thôi.
>>Xem thêm: FOB là gì? Sự khác biệt giữa CIF và FOB
IV. Khi Nào Nên Mua Điều Kiện CIF Trong Incoterm
- CIF là một điều khoản có lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và lượng hàng hóa chưa nhiều. Trong điều kiện này, trách nhiệm người mua với hàng hóa là cao hơn người bán nhưng về mặt chi phí, họ sẽ chịu ít hơn do người bán đã chịu chi phí cước vận tài đường biển, đưa hàng đến cảng đích.
- CIF có thể khiến người mua tốn nhiều hơn người bán, vì người bán – họ trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được mức giá họ mong muốn như một cách kiếm thêm lợi nhuận.
- Người mua có thể gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát tình trạng hàng hóa, vì người bán đã hết trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên tàu, nê nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể không xử lý kịp và chậm thông tin đến người mua do phải qua các bên trung gian.
Hy vọng với các chia sẻ của 5Startrans, các bạn đã nắm được khái niệm về điệu kiện CIF là gì cũng như cách áp dụng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ TEL/ZALO: 032 956 3156 (Ms. Trinh)