QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Để có thể bắt đầu bài viết, ta đến với định nghĩa của thủ tục khai báo hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. – trích luật hải quan 2014.

Hoặc để cho dễ hiểu hơn, các bạn có thể hiểu nó như sau: thủ tục khai báo hải quan là quá trình thực hiện các thủ tục và hình thức liên quan đến việc báo cáo thông tin về hàng hóa, được vận chuyển qua biên giới quốc gia hoặc được nhập khẩu về Việt Nam qua các cảng biển, cửa khẩu, sân bay.

Tại sao phải làm thủ tục hải quan
Tại sao phải làm thủ tục hải quan

Việc khai báo hải quan giúp cho hàng hóa của bạn lưu thông “trơn tru” và an toàn hơn trong vấn đề vận chuyển, ngoài ra việc trao đổi – mua bán hàng hóa của bạn đều đóng góp gián tiếp hoặc trực tiếp(nhà nước thu thuế hàng hóa) đến lợi ích to lớn khác cho con người, đất nước.

1) Thủ tục hải quan áp dụng cho những trường hợp nào?

Theo nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan bao gồm: đối tượng phải làm thủ tục hải quan, hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng phải làm thủ tục hải quan.

Thủ Tục Hải Quan Đối Tượng Địa Điểm
Chịu ảnh hưởng: – Hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải, tiền mặt(VND, ngoại tệ),
– Công cụ chuyển nhượng(vàng, kim cương,…), di vật, cổ vật,…
– phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
– Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế
– Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
– Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan
– Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan… Ngoài ra còn nhiều khu vực khác

2) Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành hải quan thường dùng

Tên / Viết Tắt Chú Giải Tên / Viết Tắt Chú Giải
Dispatch / Demurrage Thưởng do xếp hàng sớm / Phạt do xếp hàng chậm (quá hạn) Notify party Bên nhận thông báo / bên được thông báo
COD: Cash on delivery Thanh toán tiền mới giao hàng Bill of lading Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)
ETA: Estimated time of arrival Dự kiến tàu đến C.&F: Cost & freight Bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm
ETD: Estimated time of departure Dự kiến tàu khởi hành/tàu chạy C.I.F: Cost, insurance & freight Bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí
Combined B/L Vận đơn hỗn hợp/đa phương thức (nhưng ít nhất phải có đường biển trong đó) Cargo Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)
Tolerance Dung sai cho phép Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1×20′ Said to contain 1 container 20 feet gồm có Container Thùng đựng hàng lớn
Shipper Chủ hàng (thường là bên xuất khẩu) Customs Thuế nhập khẩu; hải quan
Complete name and address tên và địa chỉ đầy đủ Customs declaration form Tờ khai hải quan
Consignee Bên nhận hàng (thường là nhập khẩu, bên được uỷ quyền, hay ngân hàng nếu như dùng phương thức thanh toán là L/C) Declare Khai báo hàng
F.a.s: Free alongside ship Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu Packing list Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)
F.o.b: Free on board Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu Pro forma invoice Hóa đơn tạm thời
Freight Hàng hóa được vận chuyển Shipping agent Đại lý tàu biển
Irrevocable Không thể hủy ngang Waybill Vận đơn
Letter of credit (L/C) Tín dụng thư Air waybill Vận đơn hàng không
Merchandise Hàng hóa mua và bán

1) Các loại giấy tờ thông thường

Một số chứng từ khai báo hải quan
Một số chứng từ khai báo hải quan

Khai báo hải quan hiện nay đều được thực hiện theo hình thức online. Không cần sao y hoặc công chứng như trước kia, trừ 1 số giấy tờ đặc biệt như: C/O gốc, giấy phép… Tuy nhiên khai điện tử hay giấy đều cần có bộ hồ sơ đầy đủ để gửi lên cơ quan hải quan đối chiếu bao gồm:

STT Loại giấy tờ Mô tả
1 Bill of lading – B/L:(vận đơn hàng hóa đường biển, hàng không, biên giới) Đây là chứng từ nhằm xác nhận rằng hàng hoá đã được xếp lên các phương tiện vận tải.
2 Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu: Đây là chứng từ kê khai hàng hoá để đảm bảo hàng đủ điều kiện để thông quan.
3 Commercial Invoice:(hóa đơn thương mại) Đây là chứng từ do bên xuất khẩu phát hành nhằm mục đích chính là đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo như quy định của hợp đồng.
4 Packing List(quy cách đóng gói): Chứng từ này nhằm thể hiện quy cách đóng gói các lô hàng. Trọng lượng, số lượng và kích thước các kiện hàng.
5 Sales contract(hợp đồng thương mại) – P.O, Sale Agreement: Hợp đồng này thể hiện các thông tin giữa 2 bên như đơn giá, cách thức thanh toán,…
6 Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu Chỉ cần khi danh mục hàng hóa của bạn phải xin giấy phép
7 Certificate of origin (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa) (C/O) Có nhiều loại C.O. Như C.O form E, Form D, Form AJ….
8 Các loại giấy tờ khác có thể phát sinh: Catalogue; Hình ảnh hàng; C/A; C/Q; CFS; Test report;…

2) Các loại giấy tờ đặc thù cho ngành hàng

Về vấn đề giấy tờ hải quan vô cùng rắc rối, nhiều khâu kiểm duyệt cũng như số lượng cực lớn(98 chương với gần 20000 mặt hàng khác nhau), để cho bạn dễ hình dung tôi sẽ thống kê sơ bộ lại các ý chính như sau:

Loại Mặt Hàng Giấy Tờ Bổ Sung(Có thể có)
– Động vật bao gồm: trên cạn, dưới nước và trên trời (nguyên con, thịt hoặc các sản phẩm được chế biến từ chúng) – Giấy kiểm dịch động vật
– Giấy chứng nhận bảo tồn
– Giấy kiểm tra an toàn thực phẩm
– Thực vật bao gồm: ngoài thiên nhiên hoặc nuôi trồng (nguyên cây, một bộ phận, sản phẩm được chế biến hoặc bào chế từ chúng) – Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy chứng nhận bảo tồn
– Giấy chứng nhận giống cây trồng
– Dược liệu(bao gồm nguồn gốc, cách chế biến,…)
– Các loại hàng chịu hạn ngạch thuế quan nhập khẩu(đường, muối, thuốc lá, trứng,…) – Làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu nhập
– Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy kiểm tra an toàn thực phẩm
– Đồ uống có cồn hoặc giấm – Làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu nhập
– Giấy kiểm tra an toàn thực phẩm
– Khoáng sản, nhiên liệu, hóa chất(thô hoặc đã tinh chế) hoặc các sản phẩm để làm nguyên – nhiên liệu xây dựng, sản xuất nói chung – Làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu nhập
– Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
– Chủng loại và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu
– Khoáng sản(hóa chất) làm vật liệu xây dựng
– Hóa chất phải khai báo; Hóa chất hạn chế; Hóa chất nguy hiểm; Hóa chất cấm;…
– Dược liệu(bao gồm nguồn gốc, cách chế biến,…)
– Thuốc bảo vệ thực vật(một số ít mặt hàng cần giấy phép này)
– Giấy phép xăng dầu
– Phế liệu, phế thải hoặc các sản phẩm tương tự – Giấy phép phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất
– Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu

Bạn có thể tham khảo thêm biểu thuế xuất – nhập khẩu 2023 tại đây!

Quy trình và từng bước làm thủ tục hải quan có thể đơn giản hóa bằng hình ảnh và các bước dưới đây:

Xử lý luồng tờ khai xanh, vàng và đỏ trong khai báo hải quan
Xử lý luồng tờ khai xanh, vàng và đỏ trong khai báo hải quan

Bước 1: Kiểm tra chứng từ khách hàng cung cấp cho việc khai báo hải quan bao gồm: Hợp đồng; Invoice; Packing List; Bill; Thư thông báo hàng đến; C/O…hỗ trợ kiểm tra, đối soát chứng từ theo lô hàng sao cho chính xác nhất

Bước 2: Khai báo hải quan(Lên tờ khai nháp) và truyền điện tử vào phần mềm VNACCS hoặc ECUS (Khi khách hàng đã kiểm tra chính xác tờ khai)

Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ hoàn chỉnh và chuyển khách hàng ký(Chứng từ online)

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành theo từng cơ quan chuyên ngành phù hợp (Nếu có)

Bước 5: Khai báo hải quan tại cảng(Giao nhận tiếp nhận xử lý lô hàng với hải quan cảng)

Bước 6: Thông báo cho khách hàng ngày giờ giao hàng

Bước 7: Tập hợp toàn bộ chứng từ, phát hành hóa đơn để khách thanh toán

1) Địa điểm làm thủ tục hải quan

Ngày nay việc khai báo hải quan phần lớn đều thông quan việc khai báo điện tử, địa điểm làm thủ tục hải quan chỉ liên quan đến vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

–  Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

– Trụ sở Chi cục Hải quan

– Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng – Tổng cục Hải quan

– Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm

– Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

– Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ

– Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

2) Ưu – nhược điểm của thủ tục hải quan điện tử

– Có hai hình thức khai báo hải quan là khai báo điện tử và khai báo giấy, hiện nay khai báo hải quan điện tử chiếm ưu thế. Hình thức khai báo giấy chỉ còn sót lại ở một số chi cục hải quan hoặc khi hệ thống khai báo điện tử gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc các trường hợp đặc biệt theo khoản 2, điều 25, nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015.

Ưu Điểm Nhược Điểm
Khai hải quan điện tử – Thời gian nhanh chóng
– Bảo mật thông tin hàng hóa
– Tiện lợi cho người sử dụng
– Thường xuyên gặp trục trặc hệ thống
– Cần người có kinh nghiệm
– Lợi dụng kẽ hở để trục lợi
Khai hải quan giấy – Dùng cho các trường hợp đặc biệt
– Gần như không gặp trục trặc do làm việc trực tiếp với hải quan
– Mất rất nhiều thời gian, dễ sai sót
– Bất tiện, phải đi lại nhiều

– Cam kết thời gian nhanh nhất: Hoàn thành thủ tục hải quan từ 1 – 2 ngày đối với hàng nhập, 1 ngày đối với hàng xuất.

– Cam kết chi phí tốt nhất : Chi phí dịch vụ thủ tục và giao nhận hàng hóa thấp hơn từ 15 ~ 30% so với các dịch vụ khác trên thị trường. Đặc biệt ưu đãi với khách hàng mới.

– Cam kết chất lượng : tư vấn miễn phí, phục vụ khách hàng với nghiệp vụ chuyên nghiệp, nhân viên có thâm niên trên 5 năm kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với hải quan.

– Báo giá nhanh nhất: 15 ~ 20 phút đối với hàng xuất nhập khẩu khu vực Đông Nam Á, Châu Á, 1 ngày đối với hàng Mỹ và Châu Âu.

– Xử lý sự cố nhanh nhất : Khi có sự cố xảy ra chúng tôi cam kết cố gắng 100% để xử lý lô hàng nhanh nhất kịp tiến độ cho quý khách hàng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo giá dịch vụ hải quan 2024 tại đây!

Mr Dũng
Mr Sơn
5/5 - (15 bình chọn)

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty TNHH Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao (5STARTRANS)

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0316069537 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Văn phòng chính: 157 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel / Zalo: 0943.605.605 (Mr Dũng) - 0908.820.875 ( Mr Sơn)
Email: [email protected] / [email protected]

Chi Nhánh Văn Phòng Công Ty

SOCAL NETWORK

Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao
Logo