Hiện nay, Ngành logistics đang là ngành được rất nhiều các em đang học trung học phổ thông, các bạn đang là sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng quan tâm. Ngành logistics có mặt tại Việt Nam khoảng 30 năm với tốc độ phát triển nhanh chóng, hơn 1500 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ logistics là gì, học logistics là học gì, logistics ra làm việc gì và những yêu cầu gì khi làm logictics? Qua bài viết sau đây, 5Startrans sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên trước khi bước vào ngành logistics.
I. Giới Thiệu Logistics là gì?
1. Khái niệm logistics là gì?
Logistic là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm những công đoạn: lên kế hoạch cụ thể, thực hiện và kiểm soát luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Logistics là dịch vụ cung cấp 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Cụ thể có các hoạt động sau:
- Dịch vụ liên quan đến vận tải: dịch vụ vận tải biển, vận tải nội địa, hàng không, đường sắt,…
- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa
- Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu biển, xe tải, container,…
- Dịch vụ vận tải, đại lý vận tải làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ bổ trợ: tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…
- Dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…
2. Học logistics là học gì?
Các bạn sinh viên hoặc đang là học sinh cấp 3 đang muốn định học chuyên sâu và làm việc ngành logistics thì các bạn có thể chọn học ngành: Khai thác Vận tải. Nếu bạn có mong muốn du học thì lưu ý là sẽ có nhiều tên ngành khác nhau để bạn chọn lựa, tùy thuộc vào định hướng của mỗi người.
Một số môn học trong ngành logistics bạn có thể tham khảo là:
- Quản trị Vận tải và Chuỗi cung ứng
- Kênh phân phối và lưu trữ
- Kinh tế
- Tài chính
- Kinh doanh Quốc tế
- Chiến lược Quản lý Chuỗi cung ứng
- Phân tích và Thiết kế Chuỗi cung ứng
Tuy nhiên không nhất thiết phải học đúng ngành logistics để làm việc trong ngành này. Các bạn vẫn có thể chọn học các ngành liên quan đến kinh doanh hay thương mại nói chung để có kiến thức về cách vận hành của việc kinh doanh trong xã hội rồi sau đó chọn phát triển trong ngách logistics vẫn được.
II. Học Logistics Ra Làm Gì?
Để trả lời câu hỏi này, 5Startrans sẽ tư vấn cho các bạn có thể làm các công việc như sau:
1. Nhân viên vận hành kho bãi
Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng. Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí. Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa. Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hoàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng. Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ. Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.
Công việc này thường được các công ty như: Bách Hoá Xanh, Shoppe, Tiki, Lazada ….tuyển dụng.
2. Nhân viên kinh doanh (Sales)
Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới… Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới. Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng.
3. Nhân viên chứng từ
Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu. Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan…Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ hải quan.
=> Xem thêm: Tuyển Nhân Viên Chứng Từ Giao Nhận Hải Quan
4. Nhân viên cảng
Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành . Bố trí tàu ra vào hợp lý. Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp. Lập biên bản khi có sự cố xảy ra
5. Chuyên viên thu mua
Lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch và sản xuất . Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu và quản lý quá trình mua hàng. Cung cấp thông tin, văn bản cần thiết cho nhà cung cấp. Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố. Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí. Đánh giá, cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng cho đến lúc kết thúc. Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng.
6. Nhân viên giao nhận
Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng. Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý. Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu. Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển. Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Theo dõi tiến độ giao hàng.
7. Nhân viên hiện trường
Khai báo cho hải quan tại cảng. Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho. Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận. Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc.
8. Nhân viên hải quan
Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ, đúng pháp luật. Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa là hợp pháp. Thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan thông qua phần mềm. Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa
9. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C… Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ của khách hàng, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định luật pháp. Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để thanh toán. Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ về công tác kế toán thao quy định ngân hàng.
10. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng. Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Thông báo về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển cho khách hàng. Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời. Lưu giữ thông tin, tăng cường các mối quan hệ với khách hàng.
III. Học Ngành Logistics ở đâu?
Ở Việt Nam thì bạn nên chọn học lĩnh vực này tại cơ sở đào tạo uy tín trong nước:
- ĐH Giao thông Vận tải.
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Tài chính Hải quan
- Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Học viện Tài chính (Khoa Thuế – Hải quan)
IV. Những Yêu Cầu Khi Làm Nhân Viên Ngành Logistics
1. Tinh thần chịu được áp lực tốt
Phải tương tác với nhiều người hay giờ làm việc không cố định trong công việc sẽ khiến bạn đối mặt với áp lực không nhỏ. Đặc biệt vào những mùa cao điểm như năm mới hay Giáng Sinh với số lượng hàng hóa cần được lưu thông nhiều hơn do sức mua tăng thì có thể bạn sẽ phải làm thêm giờ.
2. Kỹ tính và cẩn thận
Do tính chặt chẽ của hoạt động logistics nên những phẩm chất quan trọng của người làm logistics là cẩn thận, tỉ mỉ và chấp hành kỉ luật tốt trong công việc. Mỗi khâu của logistics cần đảm bảo đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới có thể vận hành trôi chảy.
3. Thoải mái với sự ổn định
Ngành Logistics chắc chắn không hợp với những bạn có tâm lý nhảy việc mà sẽ là lựa chọn hợp lý cho những ai thích làm các công việc có ít sự biến động, hay nói cách khác là lặp đi lặp lại hàng ngày.
Hy vọng với các chia sẻ trên đây của 5Startrans, các bạn đã nắm được khái niệm về logistics là gì, học logistics là học gì, logistics ra làm việc gì và những yêu cầu gì khi làm logictics.