Máy may công nghiệp với vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp may mặc, là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may. Sự hiện đại hóa và tự động hóa trong quy trình sản xuất đã đặt ra nhu cầu cao cho máy may công nghiệp, giúp tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm vì vậy mà mặt hàng này đã và đang được nhập khẩu nhiều về Việt Nam.
Máy may công nghiệp được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ,… Khi đưa máy may công nghiệp về Việt Nam, việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu là quan trọng để đảm bảo sự diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Những thách thức trong quá trình này bao gồm xác định đúng mã HS để áp đặt thuế, tuổi đời máy, và các yếu tố khác liên quan đến an toàn và chất lượng.
5Startrans hân hạnh giới thiệu dịch vụ khai báo hải quan hàng máy may công nghiệp, nơi chúng tôi cam kết đem đến sự thuận lợi và an toàn cho quá trình nhập khẩu của bạn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đồng hành cùng bạn để đảm bảo rằng máy may công nghiệp của bạn sẽ được nhập khẩu một cách an toàn và hiệu quả.
I. Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp mà công ty 5Startrans đảm nhận
Dịch vụ khai báo hải quan hàng máy may công nghiệp công ty Năm Sao đảm nhận bao gồm:
- Làm dịch vụ khai báo hải quan
- Hỗ trợ khách hàng dán nhãn hàng hoá
- Đại diện khách hàng làm các thủ tục kiểm hóa hàng hóa (nếu có)
- Giao hàng tận kho cho khách hàng
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục tham vấn giá, sau thông quan,…
II. Quy Định Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp
Khi làm dịch vụ khai báo hải quan hàng máy may công nghiệp doanh nghiệp cần tuân thủ các văn bản pháp lý sau:
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015;
- Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015;
- Công văn số 589/CT-TTHT ngày 17/01/2017;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.
Theo những quy định trên thì hàng máy may công nghiệp không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên khi làm thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp cần phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP. Máy may công nghiệp đã qua sử dung muốn nhập khẩu không quá 10 năm, phải làm giám định tuổi thiết bị theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg và chỉ được nhập khẩu với mục đích sản xuất.
III. HS Code và Thuế Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu một mặt hàng cần xác định mã HS code của mặt hàng đó, tương tự đối với dịch vụ khai báo hải quan hàng máy may công nghiệp cũng vậy. Việc xác định đúng HS code giúp doanh nghiệp dự đoán và tính toán chi phí nhập khẩu và thuế một cách chính xác. Dưới đây là mã HS code của mặt hàng máy may công nghiệp:
- 84522100 : HS Code nhập khẩu máy khâu tự động
- 84522900 : Các loại máy khâu khác
Tương ứng với mã HS code này thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% và thuế GTGT là 10% (hiện tại đã thay đổi thành 8%). Ngoài ra, còn có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những mặt hàng được nhập khẩu từ những quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký hiệp định thương mại. Doanh nghiệp có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như:
- Chứng nhận C/O form E từ Trung Quốc: 0%
- Chứng nhận C/O form D từ nước Đông Nam Á: 0%
IV. Thủ Tục Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp
1. Hồ sơ nhập khẩu máy may công nghiệp
Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, để làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy may công nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Hợp đồng mua bán
- Vận đơn
- Chứng nhận xuất xứ
- Hồ sơ đăng ký giám định tuổi thiết bị (đối với máy đã qua sử dụng)
- Các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
2. Quy trình nhập khẩu máy may công nghiệp
Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, quy trình nhập khẩu máy may công nghiệp về Việt Nam được tiến hành theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký giám định tuổi thiết bị đối với máy đã qua sử dụng.
- Bước 2: Khai tờ khai hải quan trên cổng thông tin điện tử.
- Bước 3: Mở tờ khai hải quan
- Bước 4: Tờ khai được thông quan, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế theo quy định của nhà nước để thông quan hàng hóa.
- Bước 5: Mang hàng về kho để bảo quản và sử dụng.
V. Một Số Lưu Ý Khi Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp về Việt Nam
Khi làm thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp vào Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước.
- Máy may đã qua sử dụng được phép nhập khẩu nhung với hai điều kiện đó là: Tuổi thiết bị dưới 10 năm và nhập khẩu mục đích sản xuất.
- Linh kiện máy may đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.
- Những chứng từ gốc nên gửi về trước để tránh tình trạng chờ chứng từ. Dẫn tới phát sinh phí lưu kho hoặc lưu bãi.
VI. Tại Sao Nên Chọn Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu Máy May Công Nghiệp Của 5Startrans
- Đội ngũ nhân viên chứng từ kinh nghiệm làm việc trên 05 năm: 20 người
- Đội ngũ nhân viên giao nhận năng động, nhanh nhẹn, nhiều sức khoẻ: 20 người
- Có văn phòng chi nhánh tại Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nội
- Có bộ phận trực tại các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre….
- Đội xe vận tải gồm: 15 xe đầu kéo container, 40 mooc vận tại tải trọng cao, 30 xe tải từ 1.5 tấn đến 10 tấn
Công ty 5Startrans đảm bảo:
- Tư vấn thủ tục nhập khẩu và hs code theo đúng như qui định hiện hành
- Thời gian từ lúc nhận chứng từ đến lúc giao hàng cho khách : 01- 02 ngày tại cảng, 01 ngày tại sân bay
- Chi phí hợp lý , giá cả cạnh tranh
- Bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn khi xảy ra sự cố với hàng hoá trong quá trình vận chuyển