Qatar được biết đến là quốc gia về dầu mỏ nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á, nên phần lớn các cảng biển ở quốc gia này đều phục vụ cho việc xử lý mặt hàng này. Vậy bạn đã biết Qatar có những cảng biển nào hay chưa? Nếu chưa biết hãy cùng Vận Tải Năm Sao khám phá các cảng biển ở Qatar nhé.
I. Địa hình các cảng biển ở Qatar có gì đặc biệt ?
Địa hình ở Qatar chủ yếu là sa mạc nên khó cho việc xây dựng cảng, vì thế các cảng biển ở Qatar chủ yếu là cảng nhân tạo hoặc bán nhân tạo. Đặc biệt hơn là quốc gia này không có cảng sông. Hầu hết các cảng biển ở Qatar vẫn đang phát triển và mở rộng, đồng thời chi phí vận hành, bảo dưỡng các cảng biển này cũng rất lớn do đặc thù khí hậu khắc nghiệt. Chính vì thế các vật liệu dùng để xây dựng và phát triển cảng thường phải được nhập khẩu.
II. Danh sách cảng biển ở Qatar
1. Cảng Hamad ( HMD )
Đây là cảng biển chính của Qatar, toạ lạc tại phía Nam của Doha tại khu vực Umm Al-Houl. Cảng này đã được cho khởi công xây dựng vào đầu năm 2010 và chính thức đi vào hoạt động vào 12/2016. Hiện tại cảng có khả năng xử lý 7,8 triệu tấn hàng mỗi năm. Hàng hoá đi qua cảng chủ yếu là mặt hàng ngũ cốc, nông sản và vật liệu xây dựng. Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đến Cảng Hamad có thể kéo dài từ 18-22 ngày.
2. Cảng Doha ( DOH )
Cảng này là một trong những cảng biển ở Qatar có vị trí nằm ở trung tâm thủ đô Doha và gần với những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước này. Cảng này chủ yếu phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng, vì từ sau khi cảng Hamad được khánh thành thì cảng Doha đã đình chỉ mọi hoạt động thương mại. Trước khi có cảng Hamad, cảng Doha cũng được xem là một trong những cảng biển lớn ở Qatar.
3. Cảng Ras Laffan ( RLF )
Cảng này có vị trí nằm trên bờ biển phía Đông Bắc của Qatar. Do nằm gần bờ biển và để tránh nguy cơ xảy ra thiên tai, cảng đã cho xây dựng 2 lớp đê chắn sóng, lớp trong dài 10km và lớp ngoài dài 1km. Đây là cảng có thành phố công nghiệp Ras Laffan chuyên sản xuất khí thiên nhiên hoá lỏng, khí hoá lỏng nên cảng chủ yếu xuất khẩu dầu mỏ, khí hoá lỏng, khí ngưng tụ là chính. Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đến cảng này là khoảng 18-22 ngày.
4. Cảng Mesaieed / Umm Said ( MES )
Cảng nằm về phía bờ đông của Qatar, cách Doha 45km về phía Nam. Cảng Mesaieed không phải là một cảng lớn ở Qatar mà đây là cảng nước sâu duy nhất của Qatar trong hơn 20 năm trở lại đây. Tuy là cảng nhỏ nhưng Mesaieed có thể xử lý đa dạng các mặt hàng xuất nhập khẩu.
5. Cảng Al Rayyan ( RYN )
Đây là cảng có vị trí nằm về phía Nam của vịnh Ba Tư, cách bờ biển phía Bắc của Qatar khoảng 35 hải lý. Cảng này được xây dựng và phát triển nhằm mục đích phục vụ cho việc xuất nhập khẩu dầu mỏ. Cảng có nhà ga, bến cảng chuyên xử lý những vấn đề về dầu mỏ.
6. Cảng Halul Island
Cảng này nằm trên hòn đảo cùng tên Halul Island là một phần của Qatar và cách Doha chỉ 52 hải lý. Cảng này được xem là một khu phức hợp công nghiệp nhỏ, chuyên khai thác và chế biến dầu thô.
III. Vai trò của các cảng biển đối với nền kinh tế Qatar
Các cảng biển ở Qatar đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này. Chúng giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào Qatar thông qua việc tăng cường xuất khẩu và thu hút lao động tìm việc làm. Ngoài ra các cảng biển này cũng biến Qatar trở thành một trung tâm logistics của thế giới nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi.
Bên cạnh đó cảng biển ở Qatar còn giúp kích thích sự tăng trưởng về công nghiệp cũng như là giúp phát triển về du lịch. Hàng năm Qatar có thể thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến nhờ vào các dịch vj giải trí và các dịch vụ về du thuyền.
Nói tóm lại, với những thông tin như trên hi vọng là bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về các cảng biển ở Qatar. Nếu bạn đang cần vận chuyển bất kì mặt hàng nào đến Qatar xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi, vì chúng tôi có tuyến vận chuyển đường biển đi Qatar
IV. Thông Tin Liên Hệ Và Người Chịu Trách Nhiệm Vận Chuyển Đường Biển Đi Qatar