Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ là một trong những chứng từ giao thương trong hoạt động thương mại quốc tế. Loại giấy này rất phổ biến trong xuất nhập khẩu, logistics, tuy nhiên loại giấy này vẫn chưa có nhiều người biết đến. Trong bài viết sau đây sẽ có đầy đủ thông tin chi tiết về loại giấy này.
I. Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ là gì?
CQ là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certificate of quality nghĩa là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Đây là một trong những chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao thương quốc tế dùng để chứng minh sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được những tiêu chí nhất định.
Những sản phẩm đã vượt qua kiểm định, kiểm tra, đảm bảo chất lượng, thông số kỹ thuật theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận chất lượng.

II. CQ có vai trò như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?
CQ cũng đóng một vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu. Và sau đây là vai trò của CQ.
- Giúp chứng mình hàng hóa được sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố trước đó. Giấy này sẽ được hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Giude 65:1996 cấp.
- CQ cũng đóng vai trò tạo niềm tin giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng hay khách hàng. Giúp họ xác nhận được hàng hóa có đáp ứng được thông số kỹ thuật như đã công bố hay không.
- Chứng từ CQ là loại chứng từ bắt buộc cần phải có trong hồ sơ khai báo hải quan.
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm chỉ được những cơ quan có thẩm quyền, độc lập cấp chứ không phải do nhà sản xuất cung cấp.
III. Hình thức cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Hiện nay tại Việt Nam đang có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
- CQ bắt buộc: Là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm bắt buộc theo quy định của Cơ quan quản lý Nhà nước.
- CQ tự nguyện: Là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm không bắt buộc, do tổ chức hay cá nhân tự thực hiện.

IV. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp CQ?
Hiện tại, có 2 cơ quan tại Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền cấp CQ, đó là:
- Bộ công thương Việt Nam.
- Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam( VCCI).
V. Những nội dung chính trong CQ
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ có những nội dung chính như sau:
- Đơn vị sản xuất bao gồm tên, địa chỉ….
- Đơn vị mua hàng thường là cá nhân hoặc tổ chức.
- Thông tin về hàng hóa bao gồm chủng loại, số lượng, trọng lượng…
- Thông tin chất lượng sản phẩm.
- Xác nhận của đơn vị sản xuất và cơ quan chức năng (nếu có).
VI. Quy trình cấp CQ
Để hiểu rõ về quy trình xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, trước tiên bạn cần nắm rõ hồ sơ cần có để thực hiện quy trình này bao gồm những gì.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Để xin cấp CQ cá nhân hoặc tồ chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau
- Đơn đề nghị cấp CQ theo biểu mẫu.
- Bản sao có công chứng của đơn vị sản xuất, kinh doanh.
- Bản vẽ chi tiết mặt bằng cơ sở, kèm theo đó là mô tả chit iết về quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức liên quan đến sản phẩm.
- Xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và những người tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
2. Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp CQ, tiếp theo cần làm theo những bước sau đây để xin được cấp CQ
- Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp CQ.
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ cử đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
- Nếu mọi thứ không có vấn đề sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Thông thường quy trình này sẽ mất từ 3-5 ngày đối với nhóm sản phẩm thông thường, còn đối với nhóm sản phẩm đặc biệt, quy trình cấp CQ sẽ có thể kéo dài hơn, đặc biệt là đối với thực phẩm chức năng, thời gian cấp CQ có thể lên đến 20 ngày làm việc.
Hi vọng rằng với những thông tin như trên, bạn đã biết được tất cả thông tin về CQ, từ đó nắm rõ được loo5i chứng từ này trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu.