Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet (MSDS) thường được gặp rất nhiều khi làm các thủ tục xuất nhập hàng hóa thông qua đường hàng không và đường biển. Thông qua bảng MSDS, người vận chuyển cùng các nhân viên hiện trường sẽ biết được bản thân đang làm việc với những hàng hóa nào và cần có lưu ý gì khi giao nhận.
Để tìm hiểu chi tiết hơn MSDS là gì, hãy cùng 5STARTRANS xem qua bài viết sau đây nhé!
I. MSDS Là Gì?
- MSDS là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
- MSDS được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… Ngoài ra, một số các sản phẩm như mỹ phẩm, dung dịch, thực phẩm chức năng,… đôi khi cũng cần phải có MSDS đi kèm để đảm bảo tính hợp lý, an toàn cho người sử dụng.
II. Ai Sẽ Làm MSDS ?
- MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
- Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật
III. Nội Dung Trong Bảng MSDS
Bảng chỉ dẫn MSDS thường được chia làm 4 section cơ bản: Chemical Product and Company Identification (thông tin sản phẩm và nhà sản xuất), Ingredient (Thành phần sản phẩm), Hazzards Identification (Những ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hoặc dài hạn), First Aid Measures (Các chỉ tiêu đo lường).
IV. Một Số Thông Tin Quan Trọng Cần Lưu Ý Trong MSDS
- Tên gọi sản phẩm (tên hóa học, thương phẩm, tên gọi khác,…), số đăng ký, thông tin đơn vị sản xuất
- Các thuộc tính vật lý, hóa học của sản phẩm
- Các thành phần hóa học, các phản ứng hóa học cần lưu
- Những tác động lên sức khỏe con người, an toàn cháy nổ
- Điều kiện khi làm việc với sản phẩm, quy trình khai thác
- Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản
- Các quy định về đóng gói, tem mác, …
V. Cách Tra Cứu MSDS Sản Phẩm
- Không phải ai, tổ chức nào cũng cung cấp được một cách chính xác các thông tin MSDS của một sản phẩm bởi do đặc thù yêu cầu về sự chính xác, tính khoa học. Để kê khai các thuộc tính trong MSDS chuẩn chỉnh, bạn cần lấy thông tin từ nguồn dữ liệu xác thực.
- Để tra cứu về MSDS về hóa chất bất kỳ, bạn có thể truy cập: https://sciencelab.com/msdsList.php, sau đó nhấn hóa chất cần tìm trong cơ sở dữ liệu, sau đó xuất file tải về theo định dạng PDF.

VI. Vai Trò Của MSDS Trong Vận Chuyển Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu
- MSDS hay Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này sẽ có hướng dẫn cụ thể để thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố, phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.
- Cảnh báo các mối nguy hiểm, rủi ro trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất nếu không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/ hóa chất đó.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc an toàn, đảm bảo đầy đủ các biện pháp, thiết bị , quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu/ hóa chất trong quá trình làm việc.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người ứng cứu khi sự cố xảy ra trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, nhận biết được các dấu hiệu, triệu chứng phơi nhiễm quá mức và đưa đề xuất xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về MSDS là gì? và các lưu ý, vai trò của bảng chỉ dẫn hóa chất khi thực hiện vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn hổ trợ bạn đọc vui lòng liên hệ TEL/ZALO: 032 956 3156 (Ms. Trinh)