Như chúng ta đã biết, mỗi lô hàng xuất nhập đều chịu những loại phí khác nhau. Hàng xuất có những loại phí riêng, và hàng nhập có những loại phí riêng. Tại bài viết này, Chúng ta cùng tìm hiểu 1 lô hàng xuất nhập khẩu hàng hoá bằng container sẽ chịu những phí gì nhé!
TỔNG HỢP CÁC LOẠI PHÍ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG CONTAINER
1. Phí THC (Terminal Handling Charge)
THC (Terminal Handling Charge) trong tiếng Việt là phụ phí xếp dỡ tại cảng. THC là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Ví dụ như: phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng, …
Tại sao hãng tàu hoặc forwarder lại thu phí THC thu khi bạn xuất nhập khẩu 1 lô hàng Container?
- Trước năm 1990, các hãng tàu container thường tính giá cước gộp cho tất cả các chi phí vận chuyển, xếp dỡ và các chi phí liên quan khác. Sau đó, hầu hết các hãng tàu đã tách riêng cước biển và THC, với các mục đích khác nhau.
- Để tăng tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp và cảng dỡ.
- Bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.
2. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”
- Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Chi phí này hình thành do việc mất cân bằng về số lượng container rỗng. Tình trạng công rồng không cân bằng phát sinh do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển.
3. Phí D/O (Delivery Order fee)
- Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.
4. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
Phí vệ sinh cont được hãng tàu thu để làm vệ sinh cho cont chứa hàng mà bạn đã nhập về, tuỳ theo kích thước container booking.
5. Phí EMF – Equipment Management fee
EMF là phí quản lý thiết bị được 1 số hãng tàu thu để quản lý các container. Tuy nhiên chỉ 1 số hãng tàu mới thu phí này như Cosco, EMC,…
6. Phí Handling (Handling fee)
Phí này là do các công ty Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…
7. Phí lưu container tại bãi của cảng và phí lưu container tại kho
- Phí lưu container tại kho riêng của khách gọi là DEMURRAGE
- Phí lưu bãi của cảng gọi là STORAGE
- DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE được tính với hàng nhập khẩu: Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tàu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng.
- Ngoài những phí kể trên 1 lô hàng nhập đôi khi còn phị thu phí LSS, PSS, BAF,… là những loại phí biến động nhiêu liệu được thu để bù vào tiền cước, những phí này do người gửi hàng và người nhận hàng thoả thuận thanh toán.