Các Loại Phụ Phí Vận Tải Quốc Tế Trong Xuất Nhập Khẩu

Để hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế một cách tốt nhất, đòi hòi bạn phải hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ như phụ phí vận tải quốc tế đường biển, đường hàng không trong logistics, đặc biệt các thuật ngữ chỉ các loại phụ phí. Có phụ phí vận tải quốc tế thu theo mùa và có những hãng tàu sẽ thu các phí riêng biệt.

Chính vì vậy, hôm nay  5STARTRANS sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu về các loại phụ phí vận tải quốc tế này nhé!

Các Loại Phụ Phí Vận Tải Quốc Tế Thông Thường

I. Phụ Phí Vận Tải Đường Biển Quốc Tế

1) Phí THC – Terminal Handling Charge

Là khoản phụ phí tại cảng thu trên mỗi Container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ Container từ trên tàu xuống cảng, chuyển container từ tàu vào bãi, tập kết Container,…

2) Phí Seal

Là khoản phí bản phải trả khi sử dụng kẹp chì ( Seal ) để niêm phong container trước khi được xuất ra nước ngoài.

3) Phí B/L – Bill Of Landing

Là phụ phí vận tải quốc tế mà hãng tàu thu để làm Bill kê khai thông tin cần thiết cho một lô hàng như: thông tin Shipper, Consignee, thông tin hàng, tên tàu, số chuyến, số container, số seal,… sau khi tàu chạy, hãng tàu sẽ phát hành B/L chính thức hay còn gọi là Bill Gốc và Shipper có nhiệm vụ gửi B/L này cho Consignee để Consignee lấy hàng.

Mẫu Bill Of Landing mà 5STARTRANS đã làm

Mẫu Bill Of Landing mà 5STARTRANS đã làm

4) Telex release

Trong trường hợp bạn sử dụng Bill Gốc thì chỉ cần trả phí Bill Of Landing như ở trên, còn nếu sử dụng Telex Release thì bạn sẽ phải trả thêm phí này với mức phí tương tự như Bill Of Landing

Lưu ý: trong một lô hàng, bạn chỉ có thể sử dụng hoặc Bill gốc hoặc Telex Release.

5) Phí AMS – Advanced Manifest System Fee

Là phụ phí khai Manifest cho tất cả các loại hàng hoá đi tuyến Mỹ, Canada,…và một số nước khác yêu cầu. khai AMS trước khi cont hàng được xếp lên tàu. Dưới đây là một số phụ phí vận tải quốc tế tương tự như AMS:

  • Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)
  • Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)
  • Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)
  • Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)
  • Vận chuyển hàng đi Châu Á: Phí ANB

6) Phí Handling

Phí này là do Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee trong quá trình làm hàng, cụ thể như Forwarder sẽ liên hệ và thoả thuận với đại lý của họ ở nước ngoài để đứng ra làm hàng và đưa hàng về cho công ty bạn, thực hiện các công việc như khai báo Menifest, phát hành B/L, D/O,…

7) Phí D/O – Delivery Order Fee

D/O hay còn gọi là lệnh giao hàng, khi có hàng nhập khẩu về thì Consignee sẽ đến các hãng tàu hay Forwarder để lấy lệnh D/O. sau đó xuống xuất trình cho cảng để lấy hàng.

8) Phí CFS – Container Freight Station Fee

Là phụ phí vận tải quốc tế đối với hàng lẻ. các lô hàng lẻ sau khi được rút khỏi container sẽ được vận chuyển vào kho CFS để tiến hành khai thác và làm hàng hay hàng lẻ chờ xuất khẩu, đóng gói, bốc xếp, tháo dỡ,… thì sẽ được tập kết tại kho CFS và tính phí.

9) Phí CIC – Container Imbalance Charge

Là phụ phí mất cân bằng Container trong vận tải quốc tế. Có thể gọi là phí điều chuyển Container từ nơi dư thừa Container rỗng đến nơi thiếu hụt Container để đóng hàng xuất đi. Phí này do hãng tàu thu để bù đắp lại chi phí chuyển container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

10) Phí LSS – Low Sulphur Surcharge

LSS là phụ phí vận tải quốc tế được gọi là phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải biển, vận tải hàng không trong quá trình xuất nhập khẩu

11) Phí CCF – Cleaning Container Fee

Đây là phí vệ sinh Container mà Consignee sẽ trả cho hãng tàu để vệ sinh, gội rửa container sau quá trình làm hàng. Đây là phụ phí vận tải quốc tế hay gặp đối với hàng nhập khẩu.

12) Phí EBS – Emergency Bunker Surcharge

Là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu cho các tuyến châu Á

13) Phí BAF – Bunker Adjustment Factor

Là phí nhiên liệu mà hãng tàu thu Shipper nhằm bù đắp lại chi phí phát sinh do biến động chi phí nhiên liệu. giống như FAF ( Fuel Adjustment Factor ).

14) Phí AFR – Advance Filing Rules

Phí khai Manifest điện tử, áp dụng cho hàng hoá đi Nhật Bản.

II. Phụ Phí Vận Tải Đường Hàng Không Quốc Tế

  • Phí vận tải hàng từ kho hàng ra sân bay
  • Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa; và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay
  • Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp
  • Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
  • Phí THC: Phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải
  • Phí tách Bill: Nếu bên Forward để gộp nhiều House Bill lại thì tại cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill
  • Phí Overtime: Chi trả cho các công việc làm ngoài giờ.

III. Một Số Phụ Phí Vận Tải Quốc Tế Khác

1. Phí OWS – Over Weight Surcharge

Là phụ phí hàng nặng, hang tàu thu phi này trong trường hợp container hàng có trọng lượng vượt quá trọng lượng mà hãng tàu cho phép. Phí OWS này chỉ áp dụng đối với container 20ft.

2. Phí PSS – Peak Season Surcharge

Là phụ phí vận tải quốc tế mùa cao điểm cho các  tuyến Mỹ và Châu Âu, thường được thu trong mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10.

3. Phí PCS – Port Congestion Surcharge

Là phụ phí tắc nghẽn cảng, được áp dụng khi cảng xếp hay cảng dỡ bị ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, làm phát sinh thêm chi phí liên quan cho chủ tàu.

4. Phí SCS – Suez Canal Surcharge

Là phụ phí vận tải quốc tế được áp dụng khi hàng hoá vận chuyển qua kênh đào Suez

5. Phí DEM – Demurrage

DEM là thời gian mà bạn được lưu container tại bãi / cảng miễn phí. Thời gian miễn phí ( Free Time ) Demurrage còn phụ thuộc vào bạn đi tuyến nào, hàng hoá nào, Volume, … thì hãng tàu sẽ cho bạn một khoảng thời gian Free time nhất định.

Phí DEM sẽ được tính khi quá thời gian cho phép

6. Phí DET – Detention

DET là thời gian miễn phí khi bạn đưa container từ bãi / cảng về kho riêng để đóng hàng hay dỡ hàng mà không bị tính phí.

Tương tự như phụ phí DEM, phí DET sẽ được tính khi thời gian bạn đưa container ra khỏi bãi / cảng quá thời gian được miễn phí

7. Phí COD – Charge Of Destination

Trong trường hợp bạn muốn thay đổi cảng đích thì hãng tàu sẽ thu phí COD này để bù đắp các chi phí phát sinh như: đảo / chuyển container, xếp dỡ, lưu container,…

Trên đây là các phụ phí trong vận tải quốc tế mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý khi các bên Forwarder hoặc đơn vị vận chuyển báo giá để giảm thiểu các chi phí phát sinh. Để nắm được các thông tin chi tiết hơn về vận tải đường biển, vận tải đường hàng không về các khoản chi phí hay giải pháp hàng hóa tối ưu. Hãy liên hệ nhanh với chúng tôi theo Mobile & Zalo: 0326 145 777  (Mr. Trung) để được đội ngũ nhân viên dịch vụ vận tải chuyên nghiệp của 5STARTRANS giải đáp và hỗ trợ.

>>Xem thêm: #1 Dịch vụ Vận Chuyển Hàng Quốc Tế

5/5 - (3 bình chọn)

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty TNHH Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao (5STARTRANS)

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0316069537 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Văn phòng chính: 157 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel / Zalo: 0943.605.605 (Mr Dũng) - 0908.820.875 ( Mr Sơn)
Email: [email protected] / [email protected]

Chi Nhánh Văn Phòng Công Ty

SOCAL NETWORK

Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao
Logo