Xin chào chác bạn, hôm nay 5Startrans sẽ giới thiệu cho các bạn một điều kiện cơ bản trong Incoterm 2010 đó là FCA (Free Carrier) để có thể nắm rõ hơn về quy trình cũng như cách làm việc của chúng như thế nào. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Giới Thiệu Điều Kiện FCA Trong Incoterm 2010
I. Khái niệm FCA trong Incoterm 2010 là gì?
- FCA (FREE CARRIER) là giao hàng cho người chuyên chở. Theo đó, người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác được quy định trong hợp đồng ngoại thương. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Từ đó, mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.
- Trong mua bán quốc tế, FCA được sử dụng rỗng rãi trong đường sắt, đường biển, đường thủy và nội địa, đường hàng không,..
II. Trách nhiệm của người Bán và người Mua trong điều khoản FCA
1. Trách nhiệm của người Bán trong hợp đồng FCA
a) Điều kiện FCA của người bán trong vận chuyển đường Sắt
- Bếu người mua chỉ định giao hàng tại toa tàu thì người bán có trách nhiệm đóng gói và xếp hàng lên container và bốc xếp hàng lên toa tàu. Trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa được tiếp nhận bởi người quản lý hoặc người được ủy quyền.
- Trong trường hợp nếu hàng hóa không phải là hàng container mà là hàng lẻ thì trách nhiệm của người bán hoàn thành khi hàng hóa đã được bàn giao tại một điểm tiếp nhận của đơn vị thu gom hàng hóa của đường sắt hoặc phương tiện vận tải do đường sắt cung cấp.
b) Điều kiện FCA của người bán trong vận chuyển đường Bộ
- Nếu hàng hóa được giao tại cơ sở của người bán, thì người bán có trách nhiệm bốc hàng hóa lên phương tiện vận tải do người mua cung cấp
- Trong trường hợp nếu người mua yêu cầu giao tới một địa điểm chỉ định thì hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ hoặc người khác thay mặt được ủy quyền
c) Điều kiện FCA của người bán trong vận chuyển đường Thuỷ và Nội địa
- Tương tự giống đường bộ, người bán hoàn thành khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp.
- Trong trường hợp nếu người mua yêu cầu giao tới một địa điểm chỉ định thì hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường thủy nội địa hoặc người khác thay mặt được ủy quyền.
2. Trách nhiệm của người Mua trong hợp đồng FCA
a) Điều kiện FCA của người mua trong vận chuyển đường Sắt
- Sau khi người bán đa giao hàng tới và được tiếp nhận bởi quản lý hoặc người ủy quyền thì thuộc trách nhiệm của người mua.
- Người mua sẽ chịu mọi rủi ro trong quá trình hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong lúc vận chuyển và giao hàng về kho người mua
b) Điều kiện FCA của người bán trong vận chuyển đường Bộ
- Sau khi hàng hóa đã được bàn giao tại nhà máy của người bán hoặc tại một địa điểm mà người mua chỉ định thì sau đó sẽ thuộc về trách nhiệm của người mua, mọi mất mát, hư hỏng, rủi ro khi người bán đã bàn giao thì thuộc về phía người mua
c) Điều kiện FCA của người bán trong vận chuyển đường Thuỷ và Nội địa
- Khi hàng đã được giao tới bến cảng hoặc tại kho CFS thì người mua sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như là làm thủ tục nhập khẩu và đưa hàng về kho. Trong quá trình đó, nếu hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng thì sẽ được tính cho người mua
III. Rủi ro của người Mua và người Bán trong hợp đồng FCA Incoterm 2010 là gì?
1. Rủi ro của người bán
- Người bán sẽ chịu mọi rủi ro trong quá trình đóng gói, bốc xếp hàng hóa lên container hoặc xe tải đến địa điểm được người mua chỉ định
- Điểm chuyển giao rủi ro khi người bán bàn giao hàng hóa cho người mua tại địa điểm chỉ định
2. Rủi ro của người mua
- Người mua sẽ chịu mọi rủi ro hư hỏng,mất mát hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao tới địa điểm chỉ định của người mua.
- Điểm chuyển giao rủi ro khi hàng hóa đã được giao tới địa điểm do người mua chỉ định.
IV. Các giấy tờ chứng từ người mua – người bán cần cung cấp trong FCA
1. Chứng từ người mua trong FCA
- Người bán phải cung cấp các chứng từ như Invoce, Packing List, và một số chứng từ khác nếu người mua yêu cầu
2. Chứng từ người bán trong FCA
- Người mua cần các chứng từ liên quan đến lô hàng, cần phải làm trước khi hàng cập cảng nhập hoặc một số mặt hàng khi cập cảng sẽ làm các chứng từ để lấy lô hàng như giấy công bố hoặc kiểm dịch (nếu có)
V. Ưu và Nhược điểm của FCA Trong Incoterm 2010
1. Ưu điểm của FCA
- Người mua sẽ theo dõi được toàn bộ quá trình làm hàng của mình, biết hàng hóa phát sinh những chi phí gì, hàng hóa của mình đi đâu và về đâu
- Người bán có cơ hội được nâng giá bán của mình vì do một số chi phí phát sinh trong quá thực hiện trách nhiệm của mình
- Người mua sẽ ít lo lắng hơn về việc giấy phép xuất khẩu hoặc các thủ tục của bên nước bán vì mỗi nước cách làm thủ tục hải quan mỗi khác nên trách nhiệm đó thuộc về phía người bán.
2. Nhược điểm của FCA
- Người mua sẽ mua bả hiểm của hàng hóa và sau khi hàng đã được giao tại địa điểm chỉ định thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Người bán sẽ chịu phát sinh các chi phí trong trường hợp vẫn còn trách nhiệm của người bán.
- Người mua cần phải chỉ rõ địa điểm đươc giao tới cụ thể và đứng ra sắp xếp vận chuyển cho lô hàng.
Điều kiện FCA trong thực tế vẫn được sử dụng rộng rãi và cho phép người mua chủ động hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng điều kiện này, người mua cũng phải tìm hiểu rõ hơn về nhà vận chuyển uy tín, có trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của 5STARTRANS Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!