Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp hay là một doanh nhân chuyên mảng xuất nhập khẩu thì chắc không ít lần bạn đau đầu về chi phí logistic. Hôm nay, tôi cùng bạn giải quyết vấn đề tưởng chừng rất khó khăn nhưng có thể giải quyết một cách đơn giản bằng những kiến thức mà tôi có được trong nhiều năm chinh chiến trên thương trường.
I. Tại Sao Phải Cắt Giảm Chi Phí Logistic?
Việc cắt giảm chi phí logistic trong bối cảnh hiện nay không chỉ là một lựa chọn, mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp.
– Chiến tranh Nga – Ukraine đã đẩy giá dầu lên cao kỷ lục, làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển. Giá dầu thô Brent đã tăng hơn 60% so với đầu năm 2022, đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm.
– Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông khiến các tuyến đường hàng hải trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn, kéo theo phí bảo hiểm tăng cao. Phí bảo hiểm cướp biển – chiến tranh dành cho hãng tàu tăng từ 5 đến 10 lần. Phí bảo hiểm hàng hóa trên tàu tăng trung bình từ 1% ~ 10%.
– Sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu do khủng hoảng kinh tế càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động như vậy, việc cắt giảm chi phí logistic và tối ưu chuỗi cung ứng là chìa khóa để duy trì lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng.
Bất kỳ doanh nghiệp nào không chú trọng đến việc cắt giảm chi phí logistic đều có nguy cơ bị tụt hậu và mất thị phần.
II. Xác Định Các Loại Chi Phí Trong Vận Chuyển
a) Các loại chi phí cố định và chi phí có thể phát sinh
Cố Định | Có Thể Phát Sinh |
---|---|
1. Cước vận chuyển: Phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ vận tải – Bao gồm: đường bộ, đường thủy – đường biển, hàng không hoặc đường sắt * Đây là loại chi phí lớn nhất, bao gồm nhiều chi phí con khác. Chiếm từ 10% ~ 40% doanh thu bán sản phẩm |
1. Phụ phí vận chuyển: Các loại phí phát sinh ngoài cước vận chuyển cơ bản như: – Phí quá tải: Khi trọng lượng hoặc kích thước hàng hóa vượt quá quy định – Phí hàng nguy hiểm: Áp dụng cho các loại hàng hóa dễ cháy, nổ hoặc chất độc hại – Phí lưu kho: Nếu hàng hóa phải lưu kho quá thời gian quy định – Phí chậm trễ: Khi hàng hóa đến chậm hơn thời gian đã thỏa thuận |
2. Phí nhiên liệu: Chi phí tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện vận chuyển | 2. Chi phí bảo trì phương tiện: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải |
3. Lương cho lái xe: Nếu doanh nghiệp sử dụng phương tiện vận tải riêng | 3. Chi phí nhân sự: Chi phí lương, thưởng, bảo hiểm cho nhân viên vận hành |
4. Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Để bảo vệ hàng hóa khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển như mất mát, hư hỏng | 4. Chi phí quản lý: Chi phí cho việc quản lý và điều hành hoạt động vận chuyển |
5. Thuế và phí: Các loại thuế, phí phải nộp cho cơ quan nhà nước liên quan như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, phí cảng… | |
6. Chi phí xếp dỡ hàng hóa: Bao gồm phí bốc xếp hàng lên xuống phương tiện vận tải, phí lưu kho… |
b) Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển
– Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển càng cao
– Loại hình vận tải: Vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt có chi phí khác nhau
– Trọng lượng và kích thước hàng hóa: Hàng hóa càng nặng, càng lớn thì chi phí vận chuyển càng cao
– Tính chất hàng hóa: Hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa nguy hiểm sẽ có chi phí vận chuyển cao hơn
– Thời gian vận chuyển: Yêu cầu vận chuyển nhanh sẽ làm tăng chi phí
* Ngoài ra bạn có thể xác định chi phí vận chuyển bằng các cách sau:
– Lập bảng kê khai chi phí: Liệt kê tất cả các loại chi phí có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển
– Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về giá cước vận chuyển, phí bảo hiểm, thuế, phí… từ các nhà cung cấp dịch vụ
– Ước tính chi phí: Dựa trên thông tin đã thu thập để ước tính tổng chi phí vận chuyển
– So sánh và lựa chọn: So sánh chi phí của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau để chọn lựa phương án tối ưu
* Lưu ý:
– Chi phí vận chuyển có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm và từng loại hàng hóa
– Doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật thông tin về giá cước vận chuyển và các loại phí khác để đưa ra quyết định chính xác
III. Kế Hoạch Giảm Chi Phí Logistic
Chiến Lược | Giải Thích | Ví Dụ |
---|---|---|
1. Tăng số lượng hàng hóa – Giảm thời gian vận chuyển | – Việc tăng số lượng hàng hóa có thể phát huy cả hai chiều mua – bán. Giảm chi phí nhập hàng và tăng doanh thu trong khi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển giảm đi đáng kể | – Khi đặt một đơn hàng may mặc từ Việt Nam vận chuyển đi Hoa Kỳ. Việt Nam chủ động đàm phán tăng số lượng từ 10 container thành 15 container. + Bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau để đàm phán: – Giảm giá số lượng hàng của container tăng thêm – Cho phép công nợ tăng thêm từ 10 ~ 15 ngày – Ưu đãi giảm giá sản phẩm bằng cách nhập số lượng lớn nguyên liệu – Trừ các loại chi phí khấu hao do tổn thất thời gian gây ra – Thêm các đặc quyền giao hàng miễn phí với các đơn hàng vượt quá số lượng cam kết ban đầu |
2. Lựa chọn phương tiện phù hợp | – Đối với vận chuyển quốc tế: Ưu tiên vận chuyển bằng đường biển thay vì hàng không – Đối với vận chuyển nội địa: Ưu tiên vận chuyển đường sắt so với xe tải – Hoặc kết hợp nhiều loại hình để có được chi phí tốt nhất |
– Giá cước hàng không thường tính theo khối lượng hàng hóa và không thể vận chuyển nhiều, dẫn đến chi phí rất cao – Còn đối với đường sắt thì giảm thiểu được chi phí qua các trạm BOT hoặc bị phạt do vận chuyển quá tải, sai luật,… – Thuê một chuyên gia hoặc công ty logistic chuyên vận chuyển mặt hàng hoặc địa điểm đó(chi phí sẽ rất tối ưu do tính cạnh tranh và giảm thiểu tối đa rủi ro mà chủ doanh nghiệp phải gánh chịu một mình) |
3. Thiết kế sản phẩm và hộp chứa sản phẩm | – Việc tối ưu diện tích sản phẩm giúp tối ưu chi phí vận chuyển một cách bất ngờ. | – Các hộp chứa hoặc sản phẩm có hình trụ hoặc hình chữ nhật giúp tối ưu diện tích vận chuyển – Hộp chứa hoặc sản phẩm đẹp hơn, dễ cầm hơn giúp bán được nhiều sản phẩm hơn, làm tăng tốc vòng đời sử dụng sản phẩm |
4. Có kiến thức về thuế quan và các hợp đồng ngoại thương – Incoterms 2020 | – Giảm rất nhiều hoặc đôi khi là hoàn thuế đối với một số mặt hàng – Tiết kiệm thời gian và hạn chế rủi ro bằng các điều khoản có lợi cho mình(đặc biệt là khi vận chuyển hàng lần đầu tiên hoặc các nơi xa khác |