THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU DẦU OLIU

82 / 100

Trong các loại dầu dùng để chế biến thức ăn, dầu oliu là loại dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên không phải muốn nhập khẩu loại dầu này là có thể nhập khẩu, quý doanh nghiệp cần phải biết thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu để mặt hàng này được thông quan theo quy định pháp luật Việt Nam.

I. Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu theo luật hải quan

Dầu oliu là một loại dầu dùng để chế biến thức ăn trong đời sống hàng ngày, không những thế nó còn được dùng để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, thậm chí là dùng để làm nhiên liệu cung cấp cho các loại đèn truyền thống. Sản phẩm này thường không có nguồn gốc từ Việt Nam mà phải nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Tuy loại dầu này không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu, nhưng khi nhập khẩu doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định về công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo mã số HS được Bộ Y tế quản lý, khi doanh nghiệp nhập khẩu dầu oliu cần phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP áp dụng cho các loại dầu ăn thực vật.

Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Dầu Oliu Mới

Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu

II. Hướng dẫn đăng ký công bố hợp quy dầu oliu trước khi được nhập khẩu

Để làm việc này, các doanh nghiệp cần thực hiện các bớc sau đây theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

1. Tự công bố sản phẩm

Về việc này, mỗi doanh nghiệp cần tự soạn thảo một bản công bố sản phẩm dầu oliu hoàn chỉnh theo mẫu được quy định, phản ánh đầy đủ thông tin và cam kết về chất lượng của sản phẩm.

2. Thông tin và truyền thông trên các phương tiện

Doanh nghiệp cần công bố sản phẩm dầu oliu trên website và các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng có thể nắm bắt được các thông tin về sản phẩm. Đây là việc làm cần thiết trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu.

3. Hồ sơ công bố

Hồ sơ đăng ký công bố bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo quy định.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất.
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, có hiệu lực không quá 12 tháng.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) – có thể là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
  • Mẫu nhãn sản phẩm, bao gồm cả nhãn phụ (nếu có), cùng với hình ảnh chụp nhãn sản phẩm, đảm bảo rõ ràng và có dấu xác nhận của doanh nghiệp.

Sau khi đã hoàn thành việc tự công bố sản phẩm và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần đem hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Cơ quan này sẽ xem xét và cho kết quả với doanh nghiệp là có thể tiếp tục thủ tục nhập khẩu và phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

III. Hướng dẫn đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu, doanh nghiệp cũng cần phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm được bán trên thị trường Việt Nam.

1. Chuẩn bị giấy đăng ký kiểm tra

Đầu tiên cần phải chuẩn bị giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định, trong đó cần nêu rõ các thông tin cần thiết liên quan đến lô hàng nhập khẩu.

2. Chuẩn bị bản tự công bố

Việc đính kèm bản tự công bố sản phẩm đã được soạn thảo khi thực hiện tự công bố sản phẩm.

3. Kết quả kiểm nghiệm

Ở bước này, doanh nghiệp cần chuẩn bị phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy này cần được thực hiện bởi một phòng kiểm nghiệm thuộc cơ quan có thẩm quyền.

4. Phiếu đóng gói hàng hoá

Đây cũng là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu. Phiếu này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về số lượng, trọng lượng và phương thức đóng gói của sản phẩm nhập khẩu.

IV. Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu

1. Lập tờ khai hải quan nhập khẩu dầu oliu

Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu, đầu tiên doanh nghiệp cần hoàn tất tờ khai hải quan nhập khẩu, mô tả chi tiết về số lượng, giá trị và các thông tin khác về lô hàng.

Xem thêm: Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

2. Chuẩn bị hoá đơn thương mại

Hoá đơn thương mại là loại giấy tờ cần thiết trong quá trình laàm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu. Loại giấy tờ này là để xác nhận giá trị giao dịch giữa người mua và người bán.

3. Vận đơn

Tuỳ theo hình thức vận chuyển, vận tải mà có vận đơn phù hợp để thể hiện hình thức vận chuyển từ đâu đến đâu. Loại giấy tờ này cũng cần thiết trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu.

4. Giấp phép nhập khẩu

Nếu dầu oliu là mặt hàng cần có giấy phép nhập khẩu theo quy định, doanh nghiệp phải nộp giấy phép này.

5. Tờ khai giá trị

Đây là chứng từ cần thiết để xác định giá trị hải quan của hàng hóa, phục vụ việc tính thuế.

6. Chứng từ xuất xứ

Nếu hàng hóa yêu cầu phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy này để hưởng ưu đãi thuế quan (nếu có).

Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu

Chứng nhận xuất xứ hàng hoá

7. Kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Kết quả kiểm tra này cần thiết vì thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu dầu oliu thuộc danh mục sản phẩm nên có kết quả này, sản phẩm sẽ nhanh chóng được bán rộng rãi ở thị trường Việt Nam.

Việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu dầu oliu là việc làm cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải làm khi nhập khẩu mặt hàng này. Nếu doanh nghiệp đang vướng mắc hay gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục thì có thể liên hệ ngay Vận Tải Năm Sao để được tư vấn chi tiết và có hướng giải quyết tốt nhất.

Rate this post

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Thông Tin Liên Hệ

Công Ty TNHH Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao (5STARTRANS)

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0316069537 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Văn phòng chính: 157 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel / Zalo: 0943.605.605 (Mr Dũng) - 0908.820.875 ( Mr Sơn)
Email: dung@5startrans.vn / son@5startrans.vn

Chi Nhánh Văn Phòng Công Ty

SOCAL NETWORK

Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao
Logo