I. Tổng Quan Về Ấn Độ – Quốc Gia Của Sự Phân Tầng Giai Cấp(Varna)
Khi nhắc đến Ấn Độ thì tôi lại nghĩ ngay đến những điều “phi lý” của quốc gia này, bạn hiểu ý tôi chứ!!! Tuy nhiên ngoài những thứ “ảo ma” trên phim ảnh, Ấn Độ còn được biết đến là quốc gia với dân số đông nhất thế giới với khoảng 1,4 tỷ dân và sở hữu nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới về GDP danh nghĩa(có thể đạt 4500 tỷ $ vào năm 2024).
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng to lớn, Ấn Độ cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề phân biệt xã hội dai dẳng(dù đã bị xóa bỏ vào năm 1947). Hệ thống đẳng cấp (castes) phân chia xã hội thành các tầng lớp với đặc quyền và hạn chế khác nhau, dẫn đến bất bình đẳng và ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của cá nhân. Tôi sẽ tóm tắt cơ bản về các tầng lớp này cho bạn.
Giải thích | Đặc quyền và công việc | |
---|---|---|
Brahmin (Bà La Môn): | – Tầng lớp cao nhất, bao gồm các thầy tu, học giả và trí thức. Họ được coi là “đầu óc” của xã hội và có quyền lực tinh thần to lớn. | – Thường làm thầy tu, giáo viên, luật sư và bác sĩ. Họ có quyền tiếp cận giáo dục tốt nhất và được hưởng nhiều đặc quyền xã hội. |
Kshatriya (Kshatriya): | – Tầng lớp quý tộc và chiến binh, có trách nhiệm bảo vệ xã hội và cai trị. | – Thường làm sĩ quan quân đội, quản lý và chính trị gia. Họ có quyền lực chính trị và quân sự to lớn. |
Vaishya (Vaishya): | – Tầng lớp thương nhân, nông dân và thợ thủ công. Họ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. | – Có thể làm bất kỳ nghề nghiệp nào liên quan đến kinh tế. Họ được hưởng lợi từ sự thịnh vượng của nền kinh tế. |
Shudra (Sudra): | – Tầng lớp thấp nhất, bao gồm các lao động chân tay và nông dân. Họ bị hạn chế về cơ hội và phải phục vụ các tầng lớp cao hơn. | – Bị hạn chế trong các công việc chân tay và lao động menial. Họ thường nghèo khổ và thiếu cơ hội giáo dục. |
Dalit (Tiện dân): | – Tầng lớp nằm ngoài hệ thống Varna, thường được coi là “bẩn thỉu” và bị phân biệt đối xử nặng nề. | – Không có bất kỳ đặc quyền nào và phải làm những công việc “bẩn thỉu” và “dơ bẩn” nhất(tôi không có ý so sánh các ngành nghề với nhau nhưng trong xã hội Ấn Độ có sự so sánh công việc hết sức rõ ràng) |
Adivasi (Thổ dân): | – Các cộng đồng bản địa, thường sống ở các khu vực hẻo lánh và bị thiệt thòi về kinh tế và xã hội. |
Hệ thống phân tầng giai cấp ở Ấn Độ là một hệ thống phức tạp và lâu đời với tác động sâu sắc đến xã hội. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc xóa bỏ phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp, nhưng đây vẫn là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết để xây dựng một xã hội Ấn Độ công bằng và bình đẳng hơn.
Ngoài ra, khi trao đổi mua bán với Ấn Độ; bạn cần phải thật sự chú ý đến phong tục, tập quán và tín ngưỡng, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối vô cùng lớn(bò sống, thịt bò và các sản phẩm từ bò, thịt lợn(Hồi giáo và Ấn Độ giáo cấm), vây cá mập,…)
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết phải mua bán, xuất – nhập khẩu hàng hóa tại Ấn Độ bằng cách nào? Hãy đến với dịch vụ vận chuyển đường biển đi Ấn Độ của chúng tôi. UY TÍN – NHANH CHÓNG – CẠNH TRANH là những tiêu chí hàng đầu của chúng tôi.
II. Hình Thức Vận Chuyển Đường Biển Đi Ấn Độ – Việt Nam
Nhìn chung, phần lớn các loại hình – phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi quốc tế đều có thể đáp ứng được tại Công ty Vận Tải Toàn Cầu 5 Sao. Dưới đây là một số hình thức vận chuyển đường biển đi Ấn Độ phổ biến mà chúng tôi thường xuyên tiếp nhận.
Hình Thức Vận Chuyển | Phương Thức Vận Chuyển | Định nghĩa |
---|---|---|
Vận chuyển hàng đường biển đi Ấn Độ nguyên container (FCL): Thực hiện vận chuyển hàng hóa nguyên container 20’DC, cont 40’DC, container lạnh,… theo nhiều hình thức mua bán quốc tế | Door to Door | Lấy hàng tại kho và giao hàng đến nơi cần nhận(tại kho hoặc công ty) |
Port to Door | Lấy hàng tại cảng và giao hàng tại kho hoặc địa điểm khách hàng mong muốn | |
Vận chuyển hàng lẻ đường biển đi Ấn Độ (LCL): Thực hiện vận chuyển gom hàng lẻ với số lượng từ 1 CBM cho đến dưới 16 CBM để ghép hàng đóng container xuất hoặc nhập khẩu | ||
Port to Port | Giao và nhận tại cảng đi và cảng đích, khách hàng sẽ thuê xe ngoài để tiếp nhận hàng tại kho chứa của cảng | |
III. Quy Trình, Thủ Tục Vận Chuyển Đường Biển Đi Ấn Độ
Các Bước Tiến Hành | Chi Tiết | Lưu Ý |
---|---|---|
Bước 1: Kiểm tra thông tin mặt hàng dự kiến xuất khẩu | – Kiểm tra mặt hàng có cấm xuất khẩu hay có yêu cầu gì đặc biệt hay không. – Kiểm tra có thuế xuất khẩu hay không. – Hàng thuộc nhóm quá khổ, quá tải khi vận chuyển hay không. |
– Nếu đây là mặt hàng đặc biệt thì xem chúng thuộc nhóm nào, bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm hàng hóa tại các giấy tờ đặc thù dành cho ngành hàng. |
Bước 2: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng để xuất khẩu ra nước ngoài | – Sau khi đã kiểm tra được các thủ tục cần thiết để xuất hàng, bước tiếp theo trong hướng dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài. | – Nhanh chóng thu gom hàng hoá làm thành lô hàng xuất khẩu và tiến hành đóng gói bao bì cùng kẻ mã ký hiệu để phân biệt hàng hoá. |
Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu | – Chúng tôi khuyên bạn nên mua bảo hiểm do việc tổn thất hàng hóa là điều không ai mong muốn, đôi khi nó gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp | – Công thức tính phí bảo hiểm: V = (C + F) (1 + a) / (1 – R). Trong đó: V: Số tiền bảo hiểm C: Giá FOB của hàng hóa F: Cước phí vận tải quốc tế a: Lãi dự tính (thường là 10%) R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định) |
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải | – Bạn có thể lựa chọn 3 loại hình vận chuyển phổ biến: đường bộ, đường biển hoặc hàng không | – Doanh nghiệp đóng hàng vào container 20 hay 40’DC – Trọng lượng container (bao nhiêu tấn) hoặc khối lượng bao nhiêu kg và kích thước thùng để đóng kiện(đối với hàng lẻ LCL) |
Bước 5: Làm thủ tục hải quan | – Làm thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một trong những quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa. | – Kê khai đầy đủ và chi tiết về hàng hóa một cách trung thực nhất lên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan căn cứ vào đó kiểm tra. |
Bước 6: Giao hàng lên tàu | – Dựa vào thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng chuyên chở, sau đó giao cho nhà vận tải để đổi lấy số xếp hàng. – Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc hàng lên tàu. – Sau khi giao hàng lên tàu, bạn nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận đơn đường biển và làm hợp đồng vận chuyển. |
– Phải lập bảng kê khai chi tiết hàng hóa trong container nếu số lượng hàng hoá không đóng hết một container (đối với hàng lẻ – LCL) |
Bước 7: Làm thủ tục thanh toán | – Làm thủ tục thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu | – Căn cứ vào hợp đồng, có các phương thức thanh toán phù hợp như LC, TTR, DP, DA,… |
IV. Bảng Giá Cước Container Ấn Độ – Việt Nam 2024
Cảng Vận Chuyển | Giá Nguyên Container (USD / Cont) |
Giá Hàng Lẻ (USD / CBM) |
Thời Gian Vận Chuyển | |
---|---|---|---|---|
20’DC | 40’DC | |||
Cát Lái – Nhava Sheva | 2150 ~ 2200 | 2900 ~ 3000 | Liên Hệ Riêng | 16 – 19 Ngày |
Hải Phòng, Đà Nẵng – Nhava Sheva | 2200 ~ 2250 | 3050 ~ 3150 | ||
Cát Lái – Mundra | 1580 ~ 1630 | 1950 ~ 2050 | 13 – 15 Ngày | |
Hải Phòng, Đà Nẵng – Mundra | 1600 ~ 1650 | 2000 ~ 2100 |
GHI CHÚ BÁO GIÁ:
– Chưa có thuế VAT
– Bảng giá chỉ có giá trị tham khảo, đôi khi sẽ có giá thấp hơn hoặc cao hơn một chút tùy thời điểm trong năm.
– Giá có thể thay đổi khi giá xăng dầu tăng lên 10% so với mức hiện tại.
– Nhận email khách mới tại [email protected] hoặc [email protected] để được nhận các ưu đãi giảm giá(giảm tối thiểu 100.000 VNĐ).
– Tuyến vận chuyển Việt Nam – Ấn Độ là tuyến chủ đạo của chúng tôi, chúng tôi cam đoan có cước phí tốt nhất và dịch vụ hải quan tốt nhất dành cho bạn.
– Riêng về giá hàng lẻ thường rất biến động, thường chỉ phục vụ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chi phí cao và ít chuyến vận chuyển. Nếu bạn cần giá tốt nhất cùng với chi phái hải quan cạnh tranh hãy liên hệ với chúng tôi ở phần bên dưới.